Saturday, July 17, 2010

Quá thông minh không thể thành công

Quá thông minh không thể thành công

Để trở thành người xuất chúng, bạn phải là người thông minh của thế hệ mình, nhưng chắc chắn người thành công nhất không phải là người thông minh nhất.

Quá thông minh không thể thành công. Ảnh minh họa.
Quá thông minh không thể thành công. Ảnh minh họa.

Đó là kết luận sau nhiều khảo sát của Malcolm Gladwell, tác giả những cuốn sách nổi tiếng như "Điểm bùng phát" (The Tipping point), "Trong chớp mắt" (Blink) và "Những kẻ xuất chúng" (Outliers).

Theo phân tích của Gladwell, những người thông minh nhất thường tính toán được mọi tình huống, cơ hội cũng như rủi ro có thể xảy ra, nên thường không dám mạo hiểm nắm lấy cơ hội lớn trước mắt. Điều này đồng nghĩa với việc họ không thể có được những thành công vang dội. Gladwell phát hiện ra rằng, không ai trong số những người được đánh giá có chỉ số IQ cao nhất lại làm nên thành công lớn lao. Hầu hết họ đều lu mờ khi trưởng thành.

Phân tích về xã hội, văn hóa và thế hệ của những nhân vật kiệt xuất như tỷ phú phần mềm Bill Gates, ban nhạc danh tiếng The Beatles, các luật sư, nhà tài phiệt cự phách phố Wall…, Gladwel cho rằng bí mật thành công của họ là: bên cạnh tài năng, những nhân vật kiệt xuất đều biết cách rèn luyện để có kinh nghiệm, kỹ năng và đặc biệt đủ mối quan hệ để “xài” khi cần. Thời điểm sinh ra cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn trở thành người xuất chúng hay không.

Trên thực tế, hầu hết những người giàu nhất trong lịch sử nước Mỹ đều nắm được cơ hội làm giàu lúc họ ở tuổi 30, thời điểm diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp (1860 - 1870) với hàng loạt sự kiện rung động như: thiết lập đường xe lửa từ Đông sang Tây, tìm ra mỏ dầu ở Texas, hình thành phố Wall... Tương tự, thành công của những người xuất chúng trong ngành công nghệ thông tin như Bill Gates liên quan mật thiết với sự kiện cách mạng trong ngành này. Đó là sự ra đời của chiếc máy tính điện tử cá nhân Altair 8800.

Tuy nhiên, ngoài yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, người xuất chúng luôn chứng tỏ có cường độ làm việc khác người. Bất cứ ai muốn thành công đều phải trải qua 10.000 giờ luyện tập.

Có thể nhiều người sẽ bất ngờ với cách lý giải về sự thành công của Malcolm Gladwell vì với ông, thành công không chỉ nhờ tài năng và ý chí phấn đấu mà còn cần nhiều yếu tố cộng thêm. Những yếu tố này đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=143587#ixzz0tzV8KWzP

Tuesday, March 2, 2010

Khám phá ra bí mật của sự thông minh

Khám phá ra bí mật của sự thông minh
Sunday, February 28, 2010 Bookmark and Share
medium_brain.jpg

(HealthDay News) - Thông minh hay không, chẳng do ở một vùng nhất định nào trong bộ não con người. Cũng chẳng phải nhờ sự vững chắc hay vận tốc nhanh chóng của việc nối kết các nơi trong bộ óc hay độ lớn của não bộ.

Các kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy sự thông minh đến từ việc nối kết giữa một số nơi đặc biệt trong bộ óc và ảnh hưởng tới sự hoạt động của một cá nhân trong đời sống.

“Sự thông minh thật ra tùy thuộc vào một hệ thống đặc biệt bên trong bộ óc, và đây là những nối kết giữa chất xám, hay tế bào, và chất trắng, tức là những dẫn truyền thần kinh giữa các tế bào căn bản của não (neurons),” theo lời Jan Glascher, người đứng đầu cuộc nghiên cứu được công bố tuần này trên tạp chí của Hàn Lâm Viện Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ (Proceedings of the National Academy of Sciences). “Sự thông minh tùy thuộc vào sự nối kết giữa phần trán (frontal) và phần đỉnh (parietal) của bộ óc.”

Các kết quả nghiên cứu này không phải hoàn toàn mới lạ, theo lời Giáo Sư Keith Young, phó khoa đặc trách nghiên cứu về tâm thần và hành vi tại Ðại Học Texas A&M Health Science Center College of Medicine ở Temple, nhưng “xác định ý tưởng rằng sự liên lạc tốt đẹp giữa một số phần của bộ não rất quan trọng cho sự thông minh.”

“Người ta đã thấy từ lâu rằng, nói chung, những người giỏi việc thi cử cũng thường có điểm cao trong nhiều lãnh vực khác nhau,” theo lời ông Young. “Nếu bạn giỏi toán, thường thì bạn cũng giỏi luôn Anh Văn. Các nhà nghiên cứu từng nhận ra rằng điều này phản ảnh một hình thức thông minh toàn diện.”

“Thông minh toàn diện là ý tưởng cho rằng người thông minh thường giỏi giang về đủ mọi lãnh vực,” theo lời Glascher, một nhà nghiên cứu hậu tiến sĩ tại trường California Institute of Technology tại Pasadena.

Các nhà nghiên cứu thử nghiệm trí thông minh của 241 bệnh nhân bị đủ loại bệnh về não bộ khác nhau để xem họ khá hay kém về phần nào. Các kết quả này được đối chiếu với những phần bị hư hại trong não bộ các bệnh nhân và giúp các nhà nghiên cứu suy luận ra là khu vực nào bị hư hỏng sẽ làm giảm trí thông minh và từ đó xác định rằng những khu vực nào thật sự giúp có sự thông minh. (V.Giang)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=109107&z=15